Xu Hướng 12/2023 # Du Lịch Phan Thiết Tham Dự Lễ Hội Nghinh Ông Quan Thánh Năm 2023 # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Phan Thiết Tham Dự Lễ Hội Nghinh Ông Quan Thánh Năm 2023 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Rqif.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo kế hoạch, lễ hội Nghinh Ông năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/8 (tức 24, 25/7 âm lịch) tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).

Du lịch Phan Thiết tham dự lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh năm 2023

Theo thông lệ được tổ chức 2 năm một lần, lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh được tổ chức với mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian truyền thống của bà con người Hoa, một bộ phận cộng đồng dân cư trong quá trình hình thành và phát triển thành phố Phan Thiết và cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang.

Ảnh: Vnexpress

Tuy có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá “Ông”, lễ cúng “Ông”, lễ nghinh “Ông” nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.

Ảnh: Vnexpress

Lễ hội Nghinh Ông gồm phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động gắn với văn hóa tín ngưỡng dân gian địa phương. Phần lễ bao gồm các hoạt động chính như: Lễ Thỉnh Thánh Mẫu; Lễ Thỉnh kinh; Lễ Thỉnh nước; Lễ Khai kinh; Lễ chiêu vong linh Tiền Hiền; Luân phiên tụng niệm; Lễ phóng sinh… Còn phần hội sẽ có những màn biểu diễn nhạc cụ dân tộc, biểu diễn nghệ thuật lân sư rồng và du hành qua các đường phố tại TP. Phan Thiết.

Theo dự kiến lễ hội lần này sẽ có sự tham gia biểu diễn của hơn 700 diễn viên quần chúng đến từ các hội quán như Hội quán Phước Kiến, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Triều Châu, Hội quán Hải Nam, Đoàn Quan Đế Miếu, Đoàn Thanh long. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số đoàn đến từ chúng tôi như: Hội quán Nghĩa An, đội lồng đèn, đội cờ, đoàn nhạc cổ Triều Quần.

Đặc biệt, phần hội Nghinh Ông du hành đường phố là phần được mong chờ nhất sẽ diễn ra vào ngày 28/8/2023 (26/7 Âm lịch), bắt đầu lúc 5h00 với lộ trình như sau: Xuất phát từ Quan Đế Miếu – Trần Phú – Ngã Bảy bưu điện – Nguyễn Huệ – rẽ phải Đinh Tiên Hoàng – rẽ trái Lý Thường Kiệt – rẽ trái Trưng Trắc – Trưng Nhị – Nguyễn Văn Cừ – Ngã Bảy bưu điện – Trần Phú – Triệu Quang Phục – Ngô Sĩ Liên – Ngư Ông – Trưng Trắc – rẽ trái Trần Hưng Đạo – rẽ phải Nguyễn Thái Học – rẽ trái Trần Quốc Toản – rẽ trái Nguyễn Thị Minh Khai – vườn hoa Đức Nghĩa – Nguyễn Tri Phương – Ngô Sĩ Liên – Quan Đế Miếu.

Ảnh: Lữ Hành Mũi Né

Ảnh: Lữ Hành Mũi Né

Theo Hà Mi (Tổng hợp)

Đăng bởi: Thiên Ân Trương Nguyễn

Từ khoá: Du lịch Phan Thiết tham dự lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh năm 2023

Lễ Nghinh Ông Và Thăm Miếu Bà Cố Chủ Ở Hòn Sơn

Hòn Sơn (hay còn gọi là Hòn Sơn Rái) có tên gọi chính thức là Lại Sơn. Là một trong bốn xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, Kiên Giang. Cái tên Hòn Sơn Rái xuất hiện là do có nhiều truyền thuyết khác nhau về nơi đây

Trước đây trên đảo có rất nhiều rái cá sinh sống. Tương truyền năm 1777 Chúa Nguyễn ánh chạy trốn quân Tây Sơn đến đây. Trong lúc binh sĩ không tìm thấy lương thực thì bất ngờ 1 con Rái cá khổng lồ xuất hiện bắt cá tôm dân lên Chúa tên gọi Hòn Sơn Rái ra đời từ đó.

Một câu chuyện khác ghi nhận rằng khi. Những ngư dân định cư đầu tiên nơi đây thì thấy cây rái mọc thành rừng. Người dân dùng nhựa của loại cây này chét ghe thuyền chống thấm nên nơi đây mới có tên gọi là hòn sơn rái.

Nội Dung Bài Viết

Tham gia lễ hội ở Hòn Sơn

Ở Hòn Sơn ngoài những cảnh quan nên thơ trữ tình, những bãi biển đẹp. Mà nởi đây còn có các di tích văn hóa lịch sử cuốn hút người đam mê du lịch bởi những địa điểm tham quan tâm linh nổi tiếng.

Những lễ hội nơi đây được người dân ở Hòn Sơn rất coi trọng. Phù hộ cho người dân trên đảo, đi biển nhiều tôm cá.v.v.v

Nếu bạn đi Hòn Sơn đúng những ngày tổ chức lễ hội sẽ rất vui. Được tham gia cùng người dân trên Hòn Sơn rước lễ long trọng cầu may mắn và bình an.

Lễ Nghinh Ông Nam Hải

Hay còn gọi là Tết biển ở Hòn Sơn  được tổ chức vào tháng rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Trên đảo rất nhộn nhịp bởi sau những chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ. Các con Tàu lại tìm về bến cùng nhau tham dự lễ Nghinh ông ở Hòn Sơn đã tồn tại hơn 100 năm.

Lễ nghinh ông này là người dân trên đảo tôn thờ Cá ông như 1 vị thần thiêng liêng. Làm chổ dựa tinh thần cho họ mỗi khi gặp sóng to gió lớn hay những khi bị hiểm nguy đe dọa.

Lễ Nghinh Ông

Những ngày lễ Nghinh Oong dù bất cứ nơi đâu người dân cũng quay về trên đảo để làm lể tạ ơn. Đây là nét Văn hóa tâm linh đã tồn tại từ lâu. Những năm gần đây lễ hội trên biển ngày 1 rộn ràng hơn.

Tín ngưỡng thờ cá Ông là tập tục có từ lâu đời ờ miền biển Việt Nam nói chung và xã đảo Hòn Sơn nói riêng. Cá ông có nhiều tên gọi ví dụ như: ông Nam Hải, Nam Hải đại tướng quân….

Ý nghĩa của lễ Nghinh Ông Nam Hải

Lễ nghinh ông mang ý nghỉa cầu mưu thuận giá hòa. Cầu cho người dân đi biển được thuận lợi.

Quan niệm nhân gian cho rằng cá ông là Sinh vật thiêng giữa biển. Cứu tinh của những người đánh cá nói riêng và những người làm nghề trên biển nói chung, hiện thân cho lòng tốt giúp đở con người.

Cá Ông trở thành phúc thần của người dân. Là điểm tựa tinh thần để con người hướng thiện, sóng lạc quan hơn.

Lịch sử Lăng Ông Nam Hải

Đình thờ cá Ông ở Hòn Sơn hiện tồn tại đã hơn 100 năm.

Ban đầu miếu nhỏ đơn sơ cất bằng cây lá do người địa phương trong đó chủ yếu là dân làm nghề chài lưới, đánh bắt cá lập nên dần dần mọi người chung tay kẻ góp sức.

Người góp công xây dựng miếu thờ cá ông được khang trang như hiện nay.

Ngày chính hội không chỉ người dân ở Hòn Sơn, Nam Du, Phú Quốc. Mà ngư dân ở Ngư trường Cà Mau và các vùng lân cận cũng tìm về dự Hội. Ai có gì thì góp nấy, chung tay góp phần cho ngày Hội được tươm tất.

Rước lễ Nghinh ông nam hải ở Hòn Sơn

Lễ Nghinh Ông Nam hải thường diễn ra vào 2 ngày:

Ngày thứ nhất: Người đến cúng tập hợp quanh miếu dâng cúng lễ vật như trái cây. Tham gia các trò chơi nhân gian, các hoạt động vui chơi giải trí.

Ngày thứ hai: Là ngày nghinh thần trên biển theo đó từ sáng sớm các tàu tập hợp thành đoàn sau đó tiến về hướng nam để nghinh thần.

Người về dự lễ mang nhiều ước nguyện khác nhau nhưng cùng chung niềm mơ ước về cuộc sống tốt đẹp, họ gởi gấm những lời nguyện cầu, mùa biển mới bình an đồi giàu tôm cá, những phẫm vật từ thành quả  lao động thể hiện tấm lòng thành kính.

Lễ nghinh ông Nam Hải là dịp để mọi người quây quần gặp gỡ. Cùng chia sẻ kinh nghiệm sau những chuyến đánh bắt ra khơi

Gia đình sum hợp kể nhau nghe những vui buồn của cuộc mưu sinh trên biển. Hội biển Hòn Sơn cho thấy mối quan hệ hài hòa của con người với tự nhiên cũng như đạo lý tri ân tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc.

Nghinh Ông Nam Hải

Từ tờ mờ sáng đoàn tàu tham gia lể hội nghinh ông đã tụ hợp ở cầu tàu để thỉnh cờ rang trí.

Đây là thời điểm lể hội Biển rộn ràng nhất hòn sơn. Trước giờ xuất phát chủ tàu tiến hành cúng ông.

Lễ vật thường có gà hoặc vịt, xôi chè trái cây cùng bộ đồ bắng giấy. Lể vật càng long trọng càng cho thấy mức độ thịnh vượn trong  công việc làm ăn của chủ tàu.

Bắt đầu nghi thức Nghinh ông, đoàn thỉnh kiệu ông từ Đình thờ xuống đặc kiệu và tàu chính. Tàu nghinh ông Nam Hải phải là tàu lớn, chủ tàu là người đức độ làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, con cái hiếu thuận.

Theo lệ tàu chính chạy trước các tàu còn lại đi theo hộ tống điều phải chạy phía sau.

Đoàn đi theo hướng Nam Nghinh Ông Nam Hải. Người về nghinh ông đông đúc thể hiện sự trân trọng đối với nghinh ông nam hải đại tướng quan, tấm lòng tri ân của người dân Kiên hải đối với biển cả.

Đến vị trí tích họp Chánh tế sẻ khấn vái dâng lể vật cho cá ông. Cầu ông phò trợ che chở cho ngư dân ra khơi xuôi chèo mát mái. Lể hội thành công báo hiệu 1 mùa biển mới sung túc san lành.

Thăm Miếu bà Cố Chủ

Miếu nằm ở Kèo Ngựa, một dãi đất bằng phẳng thuộc khu vực bãi Nam, ấp Bãi Nhà A. Được xây dựng lần đầu vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch năm 1899 bằng vật liệu tre lá.

Sau nhiều lần trùng tu, năm 2011, miếu được xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép như hiện nay.

Hiện miếu đang là điểm tham quan lý thú đến cho khách du lịch đến Hòn Sơn.

Sự tích về Miếu Bà Cố Chủ

Tương truyền, bà tên thật là Tăng Thị Phú, là người đầu tiên khai phá hòn Rái.

Do có khả năng nhìn trời đoán được mưa bão, biển động hay biển êm. Nên trước mỗi chuyến ra biển đánh cá hay lên rừng lấy dầu về pha chế thành dầu trai trét xuồng ghe… người dân trên đảo hay đến nhờ bà giúp.

Bà lại rất hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được rất được người dân trên hòn yêu thương, kính trọng. Nhờ vậy mà không lâu sau, người dân ở hòn sơn khấm khá nên bọn hải tặc đã tìm đến.

Vì gia đình bà Phú giàu có nhất hòn, nên bọn cướp dùng mọi cách để tìm vàng bạc. Bọn cướp trói lại rồi cột đá vào người bà xô xuống biển. Nhờ có tài đi biển và thông minh, gan dạ nên bà đã tìm cách tháo dây, cởi trói rồi lặn vào bờ, thoát chết. Mấy năm sau, bọn cướp biển quay trở lại.

Lần này, bọn cướp trói bà lại thật chặt rồi chở ra giữa biển quăng xuống. Bà không thoát được.

Sau đó, người dân bủa nhau đi tìm nhưng không thấy được xác. Một hôm, cả Hòn Sơn Rái bỗng sóng im biển lặng một cách kỳ lạ, sau đó người ta thấy bà hiện trên mặt biển….

Thấy vậy, bà con dựng lên ngôi miếu thờ, gọi là “miếu Bà Cố Chủ Hòn”. Tương truyền, từ ngày có miếu thờ, bà Phú hay hiện về phù trợ…

Đình thần Lại Sơn

Đây là sơn mà dân du lịch tham quan nhiều nhất khi tới Hòn Sơn

Ngoài ra trên đảo Cũng còn có các địa điểm du lịch tâm linh khác để khách du lịch đến viếng thăm như:  Chùa Hải Sơn Tự, Phật Lộ Thiên, Chùa sư Bát…..

Đăng bởi: Hà Trần

Từ khoá: Lễ Nghinh Ông và thăm Miếu Bà Cố Chủ ở Hòn Sơn

Du Lịch Thế Giới Với 12 Lễ Hội Đặc Sắc Trong Năm

Tháng 1: Du lịch Hàn Quốc – Tham gia lễ hội câu cá hồi trên băng ở Hwacheon

Ngoài câu cá trên băng thì ở lễ hội Hwacheon Sancheoneo còn có nhiều các hoạt động khác như trượt băng, đá bóng băng và điêu khắc băng. Một điều đặc biệt là lễ hội diễn ra tại địa điểm chỉ cách khu vực phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên gần 40 km. Bên cạnh các hoạt động và chương trình vui chơi giải trí, nơi đây còn có trưng bày những bức tượng tuyết mà phải mất khoảng 20 tuần mới làm xong. Du khách cũng có thể nếm thử món gỏi cá hồi hay cá hồi nướng, rất ngon và bổ dưỡng khi du lịch đến đây.

Tháng 2: Du lịch Ý – Lễ hội hóa trang ở Venice, Italy

Carnival Venice năm 2012 vừa khai mạc ngày 12.2 và sẽ kéo dài đến hết ngày 21.2. Đây là lễ hội thường niên gây ấn tượng với các buổi trình diễn âm nhạc, các cuộc diễu hành và rất nhiều sự kiện văn hóa khác nhau bao gồm các vở  kịch, các buổi biểu diễn của nhiều nghệ sĩ quốc tế.

Tháng 3: Du lịch Ấn Độ – Lễ hội bột màu Holi

Lễ hội Holi hay còn được gọi là “Lễ hội sắc màu” (Festival of colors) thường được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Phalgun theo lịch Hindu, tức là khoảng trung tuần tháng 3, và chủ yếu là ở Ấn Độ và Nepal.

Lễ hội Holi cũng là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người Hindu và cũng là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ấn Độ. Đây cũng là dịp để mọi người tổ chức ăn mừng mùa xuân, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, và chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Vào dịp này, những người tham gia lễ hội sẽ ném bột màu pha với nước vào bạn bè, gia đình và thậm chí là cả người lạ. Người nào càng nhận được nhiều màu càng may mắn, các màu sắc khác nhau trong lễ hội sẽ tượng trưng cho một năm mới đầy màu sắc đang đến. Ngoài ra, lễ hội này còn mang một ý nghĩa nhân văn khác, mọi người khi ném bột vào nhau là để thể hiện sự tự do và không phân biệt giai cấp vốn tồn tại trong xã hội.

Tháng 4: Du lịch Thái Loan – Lễ hội té nước Songkran

Khác với Việt Nam, tháng 4 mới là thời điểm quan trọng người Thái Lan đón chào năm mới với những nghi thức, lẽ hội khác nhau. Lễ Hội té nước Songkran là môt trong số đó và kéo dài tận 3 ngày từ 13 -15/4. Dù là người lớn đến trẻ em đều chuẩn bị súng nước, thậm chí cả các thùng nước lớn để té nước vào nhau. Du lịch Thái Lan vào dịp này, bạn có thể trải nghiệm lễ hội té nước tại các địa điểm sau: Bangkok, Chiang Mai, Pattaya …

Tết té nước Songkran được tổ chức rất ấn tượng và tưng bừng hơn cả khi người dân đồng loạt xuống phố, hòa mình vào những hoạt động cộng đồng, không phân biệt người lớn hay trẻ em. Songkran đánh dấu dịp “năm hết, tết đến” với nhiều lễ hội, cuộc diễu hành hay thi sắc đẹp.

Tháng 5: Du lịch Anh – Lễ hội lăn theo phomat

Lễ hội lăn theo pho mát có thể nói là một lễ hội có một không hai trên thế giới. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân tại làng Brockworth, và đã tồn tại hơn 200 năm ở Anh. Nhưng ngày nay đã phổ biến tới khắp nơi trên thế giới để ăn mừng chào đón mùa xuân trên khắp đất nước.

Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày thứ 2 cuối cùng của tháng 5, tại thị trấn Cooper Hill, Gloucester, Anh. Ban tổ chức lễ hội sẽ thả một miếng pho mát tròn to, nặng tới 4 kg từ đỉnh đồi Cooper để hàng trăm người tham gia cùng đồng loạt cùng nhau thi tài lăn xuống đồi để tóm được miếng pho mát. Lễ hội tưng bừng với những âm thanh náo động, tiếng huýt sáo cổ động và cũng có cả những tai nạn nho nhỏ khi người tham gia chạy quá nhanh theo miếng pho mát. Mặc dù như vậy, nhưng mọi người ai ai cũng đều thấy vui vẻ tham gia lễ hội.

Tháng 6: Du lịch Nga – Lễ hội Đêm trắng

Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đặc biệt của nước Nga. Vào giữa mùa hè phương Bắc, các vùng có khí hậu ấm áp sẽ xuất hiện ánh sáng rực rỡ, lấp lánh nhiều màu trong cả màn đêm dài. Lễ hội Đêm trắng được tổ chức để người dân địa phương cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của bầu trời đêm rực ánh sáng và tham gia nhiều hoạt động vui chơi sôi động. St Peterburg đẹp lộng lẫy nhất vào giữa tháng 6 khi mặt trời dường như chẳng bao giờ lặn.

Lễ hội Đêm trắng là một sự kiện lớn diễn ra hàng năm ở nước Nga. Điểm nổi bật của lễ hội này là sự kiện Scarlet Sails (Cánh buồm đỏ thắm) thu hút hơn một triệu người tham dự mỗi năm. Trên sông Neva sẽ diễn ra màn cướp biển, sau đó là màn bắn pháo hoa đầy màu sắc và sự xuất hiện ấn tượng của con tàu với cánh buồm đỏ thắm, dựa theo cốt truyện nổi tiếng Cánh buồm đỏ thắm của Alexander Grin.

Tháng 7: Du lịch Tây Ban Nha – Lễ hội San Fermin

Lễ hội San Fermin hay Pamplona Bull Run, diễn ra ở thành phố Pamplona trong vòng 1 tuần từ ngày 6 đến ngày 14 tháng 7 hàng năm ở đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp. Trong khoảng thời gian này, các cuộc đấu bò tót đều được tổ chức hàng ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng. Một nhóm đông các nam giới sẽ tham  gia chạy đua cùng những chú bò đực hung hãn, được thả chạy tự do trên quãng đường dài khoảng 1km. Hoàn toàn không có nơi ẩn náu cho người tham gia trên con đường chạy đua. Những người tham gia phải là những người dũng cảm và tin tưởng vào may mắn của mình. Bạn sẽ phải thót tim trước những màn rượt đuổi gay cấn và mạo hiểm. Vì khá nguy hiểm nên các nhân viên y tế luôn túc trực hai bên đường để sẵn sàng sơ cứu cho người bị thương nếu có. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về lễ hội nhưng người Tây Ban Nha vẫn xem đây là lễ hội lớn của đất nước họ và duy trì tổ chức lễ hội này hàng năm.

Tháng 8: Du lịch Pháp – Lễ hội Lợn

Tháng 9: Du lịch Đức – Lễ hội bia

Oktoberfest là lễ hội bia nổi tiếng nhất thế giới tổ chức tại Munich từ năm 1810. Sự kiện này thường mở màn vào cuối tháng 9, diễn ra trong 16 ngày liên tiếp cho đến hết tuần đầu tiên của tháng 10. Mỗi năm, hơn 6 triệu người ở khắp nơi trên thế giới đổ về Munich tham dự lễ hội này. Ngoài bia, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Đức.

Tháng 10: Du lịch Tây Ban Nha – Lễ hội Fiestas Del Pilar

Fiestas del Pilar là lễ hội thường niên được tổ chức vào tháng 10 ở thành phố Zaragoza, Tây Ban Nha nhằm tôn vinh Đức Mẹ Mary. Lễ hội thường diễn ra vào tháng 10 trong tuần có ngày 12 và thường kéo dài 10 ngày.

Ngày quan trọng nhất trong lễ hội là ngày 12/10 khi từng đoàn người trong trang phục truyền thống diễu hành qua thành phố, đến nhà thờ Nuestra Senora del Pilar để dâng hoa tặng Đức Mẹ, thể hiện đức tin và sự mộ đạo của họ. Hoa từ khắp nơi trong thành phố được các tín đồ mộ đạo mang về trước cổng nhà thờ và xếp thành một cột hoa cao tới 16m và trải rộng tới 15m, ngào ngạt hương thơm.

Du khách tới Zaragoza dịp tháng 10 không chỉ được chiêm ngưỡng những bức tranh tường tuyệt đep của Goya, ngắm những tường, cột được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước mà còn được tham gia vào những hoạt động tưng bừng, đầy màu sắc và đậm chất Tây Ban Nha như thi đấu bò tót, triển lãm tranh, lễ hội bia và trình diễn âm nhạc.

Tháng 11: Du lịch Mexico – Lễ hội người chết

Lễ hội Halloween không phải là lễ hội duy nhất được tổ chức để dành cho những người chết và ma quỉ. Bởi trên thế giới còn tồn tại một lễ hội nữa cũng có nội dung tương tự. Đó là lễ hội Día de Los Muertos (Ngày của những người chết). Lễ hội này được tổ chức vào ngày 02 tháng 11 tại Mexico. Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhất ở Mexico.

Trong ngày này, bạn bè và gia đình thường xuyên tụ tập lại với nhau, ăn uống và vui chơi. Đồng thời đây cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ về những người đã qua đời. Mặc dù đây là lễ hội nói về những người chết nhưng không khí bao trùm khắp lễ hội này là một không khí ấm áp của tình thân, là tình cảm của những người còn sống dành cho những người đã khuất.

Tháng 12: Du lịch Nhật Bản – Lễ hội Hagoita Ichi

Hagoita-Ichi được tổ chức vào giữa tháng 12 từ 17-19 tại chùa Asakusa Kanon ở Tokyo.

Xung quanh khu vực chùa là một khu hội chợ vô cùng hoành tráng với các mặt hàng thủ công, nhiều quầy hàng bán đồ trang trí cho năm mới như: diều, cây vợt và cầu lông. Hội chợ này được tổ chức bắt đầu từ thời Edo, và kể từ đó, nó là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong tháng 12 ở Tokyo.

Các bạn teen Nhật trong dịp này cũng “tranh thủ” đến sắm sửa các đồ vật may mắn và vật dụng trang hoàng nhà cửa đón tết. Bên cạnh đó, có một truyền thuyết rằng, những cặp đôi nào nắm tay nhau không rời đi qua hết hội chợ, sẽ bên nhau bền lâu, nên rất nhiều cặp gà bông đã đến đây để “kiểm chứng”.

Đăng bởi: Nguyễn Thế Minh

Từ khoá: Du lịch thế giới với 12 lễ hội đặc sắc trong năm

Du Lịch Thái Lan Tự Túc: Lịch Trình 4 Ngày Đi Chiang Mai Tham Gia Lễ Hội Thả Đèn

Du lịch tự túc Thái Lan nhưng không đi Bangkok và Phuket? Vậy thì đi Chiang Mai. Kỳ này, hãy theo chân Chúng mình khám phá lễ thả đèn Chiang Mai thơ mộng. Lễ thả đèn Chiang Mai chính là lễ hội lớn nhất và được mong chờ nhất tại Thái Lan.Người dân Thái Lan tin rằng thả trôi một chiếc hoa đăng trên sông sẽ mang lại may mắn tốt lành, tỏ lòng tôn kính và hy vọng nhận được sự ban phước của các vị thần. Hành trang cho chuyến đi lễ thả đèn Chiang Mai cũng gọn gàng thôi – một chiếc balo có bộ quần áo đẹp, chiếc máy ảnh, chiếc điện thoại kèm sim du lịch 4G kết nối internet, kéo thêm người bạn đồng hành là quá đủ cho một chuyến đi lãng mạn.

Thông tin lễ thả đèn Chiang Mai và tips di chuyển tiện ích:

Có 2 lễ thả đèn lớn ở Chiang Mai là Yee Peng Festival và Loi Krathong Festival đều diễn ra vào tháng 11. Cụ thể như sau:

Yee Peng Festival:

Ngày diễn ra lễ hội: 11/11/2023.

Thời gian: từ 18:00 đến khoảng 21:30

Địa điểm tổ chức: Lanna Dhutanka Buddhist Center, Maejo University

Loi Krathong Festival:

Ngày diễn ra lễ hội: Ngày 11 và 12 của tháng 11/2023.

Thời gian: từ 17:00 đến khoảng 21:30

Địa điểm tổ chức: Cowboy Military Horse Riding Club – Don Keao, Mae Rim District, Chiang Mai 50180

2. Lịch trình 4 ngày “quậy tung” Chiang Mai: Ngày 1: Khám phá văn hóa và kiến trúc độc đáo của Thái Lan

Checkin khách sạn.

Ăn trưa tại chợ Warorot. Thức ăn đa dạng và phong phú, ngon ơi là ngon mà giá thì quá rẻ luôn.

Buổi xế chiều đi đồi cà phê nổi tiếng ở Chiang Mai. 

Đi Thái Lan nhất định phải tham quan chùa chiền vì đây là đất nước của tín đồ Phật Giáo nên chùa chiền nơi đây nổi tiếng linh thiêng với lối kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, tham quan chùa vào ban ngày thì phổ biến rồi, giới thiệu với các bạn tour tham quan Chiang Mai về đêm: Chùa Wat Umong Và Chùa Wat Phra That Doi Suthep. Một trải nghiệm lạ đời khi đi chùa vào ban đêm và chiêm ngưỡng 2 ngôi chùa cổ linh thiêng được thắp sáng vô cùng lộng lẫy.

Ngày 2: Trải nghiệm trò chơi cảm giác mạnh

Tối về đi chợ đêm Night Bazaar ăn mấy món ăn đường phố no bể bụng, rồi mua mấy món đồ thủ công mỹ nghệ về tặng cho người thân là y bài luôn. Sau đó mình chọn một quán bar vô chill một chút để xem giới trẻ Chiang Mai tiệc tùng như nào hehe.

Ngày 3: Ước nguyện đèn trời

Vì buổi tối mình sẽ tham gia Yee Peng Festival ở Lanna, nên từ sáng sớm đã bắt xe đến Lanna. Lanna nằm ở phía Đông Chiang Mai, kiểu nông thôn với không khí trong lành nên phương tiện di chuyển cũng hạn chế, thế là mình thuê xe đạp để chạy vòng vòng cũng vui.

Ban ngày: đạp xe đạp lượn đến những cánh đồng lúa của người dân xem họ gặt lúa và xem trâu nước.

Buổi trưa: Ghé thăm khu chợ Sankampaeng ăn uống, thưởng thức trái cây tươi. 

Buổi chiều về đạp xe ngang qua những ngôi đền cổ trên đường và chụp ảnh sống ảo hehee.

Buổi tối: Tham dự lễ thả đèn Chiang Mai, mang những ước nguyện thả trôi lên bầu trời rộng lớn, cầu một năm mới sức khỏe và bình an.

Ngày 4: Tạm biệt Chiang Mai

Ăn trưa các món ăn truyền thống của Thái Lan.

Gọi xe đưa đón từ khách sạn đi sân bay Chiang Mai để quay về Việt Nam.

Written by Tiên Trần

Đăng bởi: Nguyễn Thành Khoa

Từ khoá: Du lịch Thái Lan tự túc: Lịch trình 4 ngày đi Chiang Mai tham gia lễ hội thả đèn

Tổng Hợp Những Điểm Tham Quan Du Lịch “Check

Tỉnh Bạc Liêu có những địa danh tham quan du lịch vui chơi giải trí “check-in” hay ho và thú vị nào, những món ăn ngon, đặc sản gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 290 km theo quốc lộ 1A.

Tỉnh Bạc Liêu từ khi thành hình đã lấy tên của con rạch Bạc Liêu làm tên tỉnh. Tên gọi “Bạc Liêu”, đọc giọng Triều Châu là “Pô Léo”, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng do từ “Poanh Liêu”, hay “Pô Liêu” mà ra. “Pô” là “bót” hay “đồn”, còn “Liêu” có nghĩa là “Lào” (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến vùng đất này sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Còn đối với người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên họ gọi vùng đất này là Phêcheri – chaume có nghĩa là “đánh cá và cỏ tranh”. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết khác giải thích tên gọi Bạc Liêu xuất phát từ tiếng Khmer “Po Loenh”, nghĩa là “cây đa cao”.

Tỉnh Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống như: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm,… Trong lịch sử, Bạc Liêu nức tiếng với vị công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi. Ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài “Dạ cổ hoài lang” đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam bộ.

Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối. Muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam bộ, ra tới tận Phan Thiết và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Cửu Long qua Campuchia. Hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây.

Tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố: Bạc Liêu, 1 thị xã: Giá Rai, và 5 huyện: huyện Đông Hải, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi. Biển số xe của tỉnh: 94.

Điện gió Bạc Liêu (cánh đồng quạt gió Bạc Liêu), một điểm “check-in” du lịch thú vị tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Sông nước Bạc Liêu

Khu nhà Công tử Bạc Liêu (nhà Lớn) ở thành phố Bạc Liêu

Thánh đường Tắc Sậy (nhà thờ Tắc Sậy, nhà thờ Cha Diệp) ở thị xã Giá Rai

Chùa Nam tông Khmer Serey Vongsa Kos Thmay (chùa Điền) ở huyện Hòa Bình

Bảo tàng Tổng Hợp Bạc Liêu

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Bạc Liêu

Di tích lịch sử Đồng hồ Thái Dương (đồng hồ đá)

Di tích lịch sử sự kiện Ninh Thạnh Lợi

Di tích lịch sử Chùa Cỏ Thum

Di tích lịch sử khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu

Tượng đài sự kiện Mậu Thân

Quảng trường Hùng Vương

Tượng đài liệt sỹ Bạc Liêu (đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Tỉnh Bạc Liêu)

Bia Khám Lớn

Cây xoài 300 năm tuổi ở xã Vĩnh Trạch Đông – cây di sản Việt Nam

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu

Khu nhà Công tử Bạc Liêu (nhà Lớn)

Phủ thờ dòng họ Cao Triều

Nhà cổ Khưu Hải Chiêu

Dinh Tỉnh trưởng Điệp

Nhà cổ Tòa Tham Biện (Dinh Tỉnh trưởng thời Pháp)

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Bảo tàng Tổng Hợp Bạc Liêu

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh Bạc Liêu

Di tích lịch sử Đồng hồ Thái Dương (đồng hồ đá)

Di tích lịch sử sự kiện Ninh Thạnh Lợi

Di tích lịch sử Chùa Cỏ Thum

Di tích lịch sử khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu

Tượng đài sự kiện Mậu Thân

Quảng trường Hùng Vương

Tượng đài liệt sỹ Bạc Liêu (đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Tỉnh Bạc Liêu)

Bia Khám Lớn

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu

Khu nhà Công tử Bạc Liêu (nhà Lớn)

Phủ thờ dòng họ Cao Triều

Nhà cổ Khưu Hải Chiêu

Dinh Tỉnh trưởng Điệp

Nhà cổ Tòa Tham Biện (Dinh Tỉnh trưởng thời Pháp)

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Thành Hoàng Cổ Miếu

Phước Đức Cổ Miếu (chùa Bang)

Tiên Sư Cổ Miếu

Thiên Hậu Cung (miếu Bà Thiên Hậu)

Địa Mẫu Cung (chùa Bà)

Miếu Quan Đế (chùa Ông)

Vĩnh Triều Minh Hội Quán (chùa Minh)

Đình An Trạch

Đình Bình An

Đình Tân Long

Chùa Giác Hoa

Chùa An Thạnh Linh

Chùa Long Phước

Chùa Tịnh Độ

Chùa Vĩnh Phước An

Chùa Vĩnh Đức

Chùa Vĩnh Hòa

Chùa Châu Viên

Chùa Tâm Quang

Chùa Huệ Quang

Tịnh xá Ngọc Liên

Tịnh xá Ngọc Lợi

Quan Âm Phật Đài (chùa Hưng Thiện, Mẹ Nam Hải, Mẹ Đông Hải)

Thiên Hậu Cung (miếu Bà Thiên Hậu)

Địa Mẫu Cung (chùa Bà)

Miếu Quan Đế (chùa Ông)

Vĩnh Triều Minh Hội Quán (chùa Minh)

Chùa Soryaram (chùa Giữa)

Chùa Buppharam (chùa Chót)

Chùa Prochumsakor

Chùa Serey Vongsa Kos Thmay (chùa Điền)

Chùa Cỏ Thum (Kro-pum-mean-chey-kos Thum)

Thành Hoàng Cổ Miếu

Phước Đức Cổ Miếu (chùa Bang)

Tiên Sư Cổ Miếu

Đình An Trạch

Đình Bình An

Đình Tân Long

Bờ kè Gành Hào – Cửa biển Gành Hào

Lăng Cá Ông Gành Hào

Lăng Cá Ông Vĩnh Thịnh

Thánh đường Tắc Sậy (nhà thờ Tắc Sậy, nhà thờ Cha Diệp)

Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm

Nhà thờ Bạc Liêu

Nhà thờ Thánh Tâm

Nhà thờ Tin Lành Bạc Liêu

Biển Bạc Liêu

Điện gió Bạc Liêu (cánh đồng quạt gió Bạc Liêu)

Cánh đồng muối Bạc Liêu (ở huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải)

Cánh đồng hoa thì là tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu

Rừng ngập mặn Bạc Liêu

Vườn chim Bạc Liêu (sân chim Bạc Liêu)

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Chợ Bạc Liêu – Chợ đêm Bạc Liêu

Khu Cá Ông Nhà Mát

Khu du lịch Nhà Mát

Khu du lịch sinh thái Hồ Nam

Một số món ăn ngon, đặc sản đặc sắc mà du khách có thể thưởng thức và mua về làm quà khi du lịch Bạc Liêu:

Bánh củ cải Bạc Liêu

Hủ tiếu mì Bạc Liêu

Bún nước lèo Bạc Liêu

Bún bò cay Bạc Liêu

Bún xào nem nướng Băng Tâm

Lẩu mắm Bạc Liêu

Các món hải sản nói chung: ốc len xào dừa, cua rang me, gỏi ốc,…

Các món từ ba khía: ba khía chua ngọt, ba khía rang me, gỏi ba khía đu đủ, mắm ba khía,…

Các món từ cá kèo: cá kèo nấu giấm, cá kèo kho dưa cải,…

Cà ri vịt Bạc Liêu

Bánh xèo Bạc Liêu

Cơm chiên A Chen

Cơm gà xối mỡ Huy Ký

Mắm chua Vĩnh Hưng

Mắm cá chốt

Khô cá lóc

Xá bấu (củ cải muối)

Năn bộp (“lộc trời” của Bạc Liêu, là một loại thực vật có thể dùng trộn gỏi, nấu canh, xào, nhúng lẩu, làm rau sống,…)

Gỏi bồn bồn (gỏi thủy hương)

Nhãn da bò

Rượu Long Nhãn

Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân

Bánh tằm Ngan Dừa

“Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang” (Sáng tác: Vũ Đức Sao Biển, trình bày: Cẩm Ly)

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Đăng bởi: Cường Nguyễn

Từ khoá: Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” ở Bạc Liêu

Lễ Hội Đền Ông Hoàng Mười Có Vị Thế Quan Trọng Trong Đời Sống Tâm Linh Của Nhân Dân

1. Lễ đền Ông Hoàng Mười tổ chức ở đâu

Lễ đền Ông Hoàng Mười được diễn ra tại đền thờ chính của Quan Hoàng Mười tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên.

Đền nằm ở vị trí cảnh quan đẹp với phong cảnh non xanh nước biếc thật hữu tình. Trước mặt đền (hướng Nam) là dòng Lam giang như một dải lụa xanh trải rộng, thuyền bè tấp nập ngược xuôi sông Cồn Mộc quanh co, uốn khúc ôm ấp quanh đền, đôi bờ là những đồng lúa bát ngát, xanh tươi. Phía sau, bên kia sông Cồn Mộc là núi Kỳ Lân, núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô với những dấu tích lịch sử, những rừng thông, bạch đàn bạt ngàn tươi tốt.

Đền Ông Hoàng Mười

Ngoài cảnh đẹp kỳ thú, từ lâu, đền đã nổi tiếng linh thiêng vì ở đây ngoài thờ Quan Hoàng Mười theo tín ngưỡng Đạo Mẫu, còn phối thờ các vị Song Đồng Ngọc Nữ Vị Quốc Công Thái Bảo Phúc Quận Công, Phụ Quốc Thượng Tướng quân Nguyễn Duy Lạc.

2. Thời gian diễn ra lễ hội đền Ông Hoàng Mười

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười diễn ra từ mùng 8 đến 10/10 Âm lịch, nhưng trước đó, trong suốt tháng 9, tháng 10 Âm lịch, trung bình mỗi ngày đền đã đón khoảng hàng trăm lượt du khách về làm lễ. Đông nhất vẫn là khách đến từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình…

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười diễn ra từ mùng 8 đến 10/10 Âm lịch

3. Lễ hội đền Ông Hoàng Mười

Lễ hội diễn ra tại đền Ông Hoàng Mười, nhà thờ họ Nguyễn ở làng Xuân Am, nơi lưu giữ sắc phong. Các nghi lễ chính của hội gồm: Lễ khai quang/mộc dục (ngày 8 tháng Mười), Lễ rước sắc (ngày 9 tháng Mười), Lễ yết cáo, Lễ đại tế, Lễ tạ.

Lễ rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn về đền Hoàng Mười, diễn ra vào chiều ngày 9, do từ thời Phong kiến, sắc phong thần của đền được giao cho dòng họ Nguyễn trông coi, lưu giữ. Khi làng tổ chức hội thì rước sắc ra đền, xong hội lại rước về nhà thờ.

Lễ rước

Ban lễ nghi và đội hình nghi lễ là những người trong gia đình không có tang, giữ mình thanh sạch. Đoàn rước gồm cộng đồng làng xã mang theo trống chiêng, cờ quạt, kiệu bành, kiệu long đình, lễ vật…, tập trung tại nhà thờ họ Nguyễn. Ông tộc trưởng họ Nguyễn làm lễ xin rước sắc về đền tổ chức lễ hội, trao sắc và lư hương cho Ban lễ nghi đặt lên kiệu long đình để rước về đền. Lễ rước trang trọng, linh thiêng, đầy âm thanh và màu sắc. Về đến đền, kiệu được hạ xuống sân đền, chủ tế rước hộp sắc vào làm lễ an vị tại Thượng điện.

Sáng ngày 10, dân làng làm lễ đại tế với lễ tuyên sắc và lễ tế. Hộp sắc trong Thượng điện được rước ra Hạ điện, chủ tế mở hộp sắc, lấy hai đạo sắc (1 đạo sắc thời Lê, 1 đạo sắc thời Nguyễn) ra và đọc nội dung. Tuyên sắc xong, sắc phong được để lại hộp và rước vào yên vị như cũ. Sau đó là lễ tế, dân làng và du khách dâng hương.

Tuyên đọc sắc phong tại lễ hội

Buổi tối là lễ tạ quan Hoàng Mười, các vị thần linh đã phù hộ cho hội. Sau đó, sắc lại được rước về nhà thờ họ Nguyễn, cúng báo với thần thánh và tổ tiên lễ hội đã hoàn tất.

Bên cạnh các nghi lễ, lễ hội còn có các trò chơi dân gian như: đua thuyền, kéo co, đánh cờ người, thả đèn hoa đăng…; trưng bày sản phẩm các làng nghề truyền thống; các hoạt động thể thao.

4. Nét đặc sắc của lễ hội đền Hoàng Mười

Nét đặc sắc của lễ hội đền Hoàng Mười là các hoạt động gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là diễn xướng nghi lễ hầu đồng.

Ông Hoàng Mười là vị linh thần ở hàng thứ 3 trong hệ thống thần linh của điện thần Tứ phủ, được coi là vị thánh chuyên ban lộc về công danh. Ông Hoàng Mười thường xuyên giáng đồng, ngự trong thời gian lâu, xuất hiện sau các giá Quan và giá Chầu.

Nét đặc sắc của lễ hội đền Hoàng Mười là diễn xướng nghi lễ hầu đồng

Từ tháng 8 đến tháng Mười Âm lịch, nghi lễ hầu đồng được thực hành thường xuyên tại đền, giúp con người giao tiếp, biểu đạt những ước muốn, khát vọng của mình với thần linh.

Hầu đồng Quan Hoàng Mười tại Nghệ An có những nét đặc sắc khác biệt với các bài hát chầu văn ca ngợi công danh hiển hách của Quan Hoàng Mười, được cung văn tấu theo lối hát dân ca Nghệ Tĩnh. Ngài xuất hiện với phong cách đặc trưng của người con xứ Nghệ, đại diện cho cốt cách, khí phách con người xứ Nghệ: oai hùng, xông pha trận mạc, hào hoa, phong nhã, lãng mạn, yêu văn chương, thơ phú.

Người dân, du khách đi lễ

Cùng với các lễ hội trong tỉnh, Lễ hội đền Ông Hoàng Mười có vị thế hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân, lại nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, vừa trung tâm, vừa gắn với vùng du lịch Lâm Viên Núi Quyết, đền Ông Hoàng Mười đã và đang ngày càng thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh đến dâng hương, cầu lễ.

Đăng bởi: Nguyễn Văn Hữu K22E

Từ khoá: Lễ hội đền Ông Hoàng Mười có vị thế quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Phan Thiết Tham Dự Lễ Hội Nghinh Ông Quan Thánh Năm 2023 trên website Rqif.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!